Trường cao đẳng Du lịch Hà Nội

  • vn
  • en
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Quy chế tổ chức
    • Cơ cấu tổ chức
    • Tổ chức đoàn thể
    • Nội quy lao động
    • Kỷ niệm 45 năm
    • Kỷ niệm 50 năm
  • Tuyển sinh
    • Thông tin tuyển sinh
    • Cao đẳng chính quy
    • Trung cấp chuyên nghiệp
    • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HỆ SONG BẰNG 9 +
    • Đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn
  • Đào tạo
    • Các trình độ đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Lịch giảng dạy
  • Học sinh-Sinh viên
    • CỔNG THÔNG TIN HSSV
    • Thông tin
    • Hoạt động
    • Việc làm sau tốt nghiệp
    • Việc làm thời vụ
  • Nghiên cứu Khoa học
    • Năng lực
    • Danh mục công trình
    • Nghiên cứu trao đổi
  • Hợp tác-Liên kết
    • Hợp tác trong nước
    • Hợp tác quốc tế
    • Liên kết tuyển sinh
  • nội bộ
    • Tin tức
    • Lịch công tác tuần
    • Form mẫu văn bản
  • Thư viện số
    • 1. HTC DIGITAL LIBRARY
    • 2. HTC DIGITAL LIBRARY
  • Kỷ niệm trường
Trường Du lịch Trường Du lịch Trường Du lịch Trường Du lịch Trường Du lịch
    Bố cục trang chuyên mục   Bố cục riêng cho tin này Home Biên tập  Quản trị  Logout 
 

Chuyên mục ⁄

  • Giới thiệu chung
    • Quy chế tổ chức
    • Cơ cấu tổ chức
    • Tổ chức đoàn thể
    • Nội quy lao động
  • Tuyển sinh
    • Thông tin tuyển sinh
    • Cao đẳng chính quy
    • Trung cấp chuyên nghiệp
    • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HỆ SONG BẰNG 9 +
    • Đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn
  • Đào tạo
    • Giới thiệu các hệ đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Lịch giảng dạy
  • Học sinh - Sinh viên
    • CỔNG THÔNG TIN HSSV
    • Thông tin
    • Hoạt động
    • Việc làm sau tốt nghiệp
    • Việc làm thời vụ
  • Nghiên cứu khoa học
    • Năng lực
    • Danh mục công trình
    • Nghiên cứu trao đổi
  • Hợp tác - Liên kết
    • Hợp tác trong nước
    • Hợp tác quốc tế
    • Liên kết tuyển sinh
  • Quản lý nội bộ
    • Tin tức
    • Lịch công tác tuần
    • Văn phòng trực tuyến
    • Form mẫu văn bản
  • Tin tức xã hội
    • Tin ngành du lịch
    • Tin trong nước
    • Tin quốc tế
  • Thư viện ảnh

 
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI /
Xây dựng văn hóa học đường trong thực hiện chiến lược phát triển Nhà trường đến năm 2026, tầm nhìn 2030
25/12/2022

Tóm tắt: Văn hóa học đường (VHHĐ) có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người để nâng cao chất lượng mọi hoạt động vì sự phát triển bền vững của mỗi nhà trường. Vì vậy, trong bối cảnh đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế sâu rộng, trường Cao đẳng du lịch Hà Nội (CĐDLHN xác định cần xây dựng VHHĐ mang lại môi trường học tập tốt, mối quan hệ thân thiện, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo, tạo niềm tin của xã hội đối với Nhà trường một cách bền vững. Trong bài viết này, tác giả tập trung trình bày những vấn đề chung về VHHĐ, vai trò của VHHĐ và đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng VHHĐ ở trường CĐDLHN góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển Nhà trường đến năm 2026, tầm nhìn 2030.


Từ khóa: Văn hóa học đường, giáo dục nghề nghiệp, niềm tin, chuẩn mực, ứng xử

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

     Trong các tiêu chí đánh giá chất lượng của một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, VHHĐ (còn được gọi là văn hóa nhà trường) là một tiêu chí quan trọng. VHHĐ là môi trường quan trọng hướng đến việc hoàn thiện nhân cách, đạo đức cho mọi thành viên của nhà trường. VHHĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của mỗi nhà trường. Do đó, xây dựng VHHĐ lành mạnh, tích cực là một trong những con đường quan trọng để trường CĐDLHN nâng cao chất lượng đào tạo; là điều kiện, là cơ sở thực hiện hiệu quả các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển Nhà trường đến năm 2026, tầm nhìn 2030; hướng tới đào tạo nhân lực du lịch có đủ đức, đủ tài đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành dưới những tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0.

 

2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Về văn hóa học đường

           Thuật ngữ “VHHĐ” đã xuất hiện trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX tại một số nước phát triển nói tiếng Anh như: Anh, Mĩ, Úc…và ngày càng lan rộng, phổ biến trên thế giới. Hiện nay, khái niệm và nội hàm về VHHĐ vẫn chưa có một cách hiểu thống nhất. Theo tác giả Phạm Minh Hạc, “VHHĐ là hệ các chuẩn mực, giá trị giúp các cán bộ quản lý nhà trường, các thầy cô, các vị phụ huynh và các em học sinh, sinh viên (HSSV) có các cách suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp” [2].

VHHĐ có những đặc điểm cơ bản sau [3]:

- VHHĐ là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử;

- VHHĐ là những nét đặc trưng riêng biệt, tạo nên sự khác biệt của nhà trường với các tổ chức khác và sự khác biệt giữa trường này với trường khác;

- VHHĐ liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một nhà trường;

-  VHHĐ là những giá trị tốt đẹp được hình thành bởi một tập thể và được mỗi cá nhân trong nhà trường chấp nhận;

- VHHĐ tốt hướng tới chuẩn chất lượng cao.

Cấu trúc của VHHĐ có thể được phân loại khác nhau tùy theo quan điểm của mỗi người. Tuy nhiên, mô hình cấu trúc VHHĐ hai tầng bậc/mô hình tảng băng nhận được nhiều sự quan tâm hơn cả của giới nghiên cứu ở Việt Nam. Theo đó [3], VHHĐ giống như tảng băng, bao gồm phần nổi và phần chìm. Phần nổi là những thành tố dễ nhìn thấy, dễ quan sát được và dễ thay đổi như: tầm nhìn, chính sách, mục đích, mục tiêu; khung cảnh, cách bài trí lớp học; logo, khẩu hiệu, bảng hiệu, biểu tượng; đồng phục, các nghi thức, nghi lễ; các hoạt động văn hóa, học tập của  trường…Phần chìm là các giá trị, niềm tin và ý nghĩ của mỗi thành viên trong nhà trường được cho là khó quan sát hoặc thay đổi được như: nhu cầu, cảm xúc, mong muốn cá nhân; quyền lực và cách thức ảnh hưởng; thương hiệu; các giá trị…

Mục tiêu cơ bản của VHHĐ là xây dựng trường học lành mạnh, các mối quan hệ thân thiện và chất lượng giáo dục, đào tạo thật. Do đó, khi xây dựng VHHĐ, song song với việc quan tâm chăm lo đến cơ sở vật chất, học liệu, đội ngũ giảng dạy và cán bộ quản lý giáo dục…, mỗi nhà trường cần phải xây dựng được môi trường giáo dục trong nhà trường, trong ký túc xá hay nơi HSSV thuê trọ, ở gia đình, nơi công cộng; hoàn thiện văn hóa ứng xử, giao tiếp trong nhà trường.

2.2. Vai trò của văn hóa học đường

          VHHĐ có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống văn hóa xã hội, trong hoạt động giáo dục, đào tạo của mỗi nhà trường. VHHĐ có ảnh hưởng và định hình đến cách cán cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, HSSV suy nghĩ, cảm nhận và hành động. VHHĐ hướng sự tập trung của các thành viên nhà trường vào hành vi hàng ngày và tăng cường sự chú ý vào những gì quan trọng, có giá trị. VHHĐ giúp xây dựng cam kết của nhà trường với các giá trị cốt lõi đang theo đuổi. VHHĐ tích cực sẽ giúp tăng động lực và hiệu quả làm việc của các thành viên trong nhà trường. Biểu hiện tiêu biểu của VHHĐ tích cực là bầu không khí yên ổn, trật tự, kỷ luật, sự tự tin đĩnh đạc của HSSV; sự hạnh phúc, tự tin, ít áp lực, ít căng thẳng, chuyên nghiệp của bộ quản lý, nhà giáo và nhân viên.

          VHHĐ có tác động lớn đến chất lượng giáo dục, đào tạo trong nhà trường thông qua những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến mọi thành viên trong trường, nhất là đội ngũ nhà giáo và HSSV. VHHĐ tích cực tạo môi trường học tập có lợi cho HSSV; kích thích sự chủ động, tạo động lực cho HSSV, khiến HSSV hứng thú và lỗ lực để đạt kết quả học tập, rèn luyện tốt nhất sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. VHHĐ tích cực khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các giảng viên; giảng viên sẽ cảm thấy thoải mái, dễ dàng thảo luận về những vấn đề hay khó khăn mà họ gặp phải; sẵn sàng chia sẻ với nhau kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn; tích cực trao đổi phương pháp và kỹ năng giảng dạy; cùng hợp tác với lãnh đạo, quản lý các cấp, nhân viên trong nhà trường để thực hiện thành công các mục tiêu giáo dục, đào tạo đã xác định. Trái lại, VHHĐ tiêu cực sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục nhà trường khi HSSV không bộc lộ và phát triển hết khả năng của mình; không thực sự hứng thú, có trách nhiệm tham gia các hoạt động học tập, vui chơi…trong nhà trường. VHHĐ tồn tại sự áp đặt, thiếu tôn trọng, thiếu sự công bằng sẽ khiến cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên thiếu động lực, thiếu sáng tạo, thiếu nhiệt huyết; HSSV mặc cảm, tự ti, thụ động. Vì vậy, chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường sẽ giảm sút.

Do đó, xây dựng môi trường VHHĐ tích cực khuyến khích dạy và học, đề cao sự sáng tạo, hợp tác, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau là góp phần thiết thực vào nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục, đào tạo của mỗi nhà trường.

2.3. Giải pháp xây dựng VHHĐ ở trường CĐDLHN nhằm thực hiện chiến lược phát triển Nhà trường đến năm 2026, tầm nhìn 2030

     Trường CĐDLHN là đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo những ngành, nghề về du lịch và liên quan ở trình độ cao đẳng và thấp hơn. Trước yêu cầu đổi mới và hội nhập mạnh mẽ của ngành du lịch, yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực du lịch tham gia lao động trực tiếp, trường CĐDLHN luôn nỗ lực phát triển hướng đến trở thành cơ sở giáo dục nghề nghiệp “có năng lực đào tạo đa ngành, đa cấp trình độ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tiệm cận trình độ khu vực ASEAN-4 và quốc tế, đào tạo gắn kết doanh nghiệp”[6]. Các thế hệ HSSV của trường CĐDLHN là những người có kiến thức, nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin; có sức khoẻ tốt, tinh thần cầu thị trong học tập, khả năng ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cao; quý trọng thầy cô, đoàn kết với bạn bè sống có kỉ cương, không ngừng phấn đấu vươn nên trong học tập và trong cuộc sống; cán bộ, nhà giáo và nhân viên đoàn kết, sáng tạo, nhân ái, yêu thương, chia sẻ và đầy nhiệt huyết. Tuy nhiên, để ngăn chặn những cách ứng xử hạn chế về văn hoá ở trong Nhà trường, hình thành VHHĐ phù hợp hơn với vị thế, vai trò của môi trường đào tạo nhân lực du lịch cho đổi mới và phát triển đất nước, trường CĐDLHN cần tập trung xây dựng VHHĐ tích cực, lành mạnh trên cơ sở phát triển hệ giá trị giáo dục, đào tạo phù hợp trong nhà trường. Tác giả xin đề xuất một số giải pháp sau:

Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về giá trị cốt lõi gắn với sứ mệnh, tầm nhìn của Nhà trường

Giá trị cốt lõi là tập hợp những niềm tin, định hướng mà Nhà trường dựa trên đó để đưa ra các quyết định. Giá trị cốt lõi có thể được coi là “nền móng” của Nhà trường; có tác động đến cả công việc bên trong và bên ngoài Nhà trường. Xác định giá trị cốt lõi ở đây nhằm đưa ra những giá trị quan trọng nhất, thể hiện mục tiêu phát triển và đặc trưng của trường CĐDLHN gắn với sứ mệnh, tầm nhìn đã được Nhà trường xác định trong chiến lược phát triển trường CĐDLHN giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến năm 2030. Xác định được giá trị cốt lõi cần được đề cao ở mỗi giai đoạn phát triển của Nhà trường. Nâng cao và chia sẻ những giá trị cốt lõi của Nhà trường đến toàn thể cán bộ, nhà giáo, nhân viên, HSSV hình thành trong tập thể ý thức, niềm tin về những giá trị nền tảng của Nhà trường.

Giải pháp 2: Xây dựng chuẩn mực VHHĐ gắn với tầm nhìn và mục tiêu đào tạo của Nhà trường

Chuẩn mực VHHĐ là yếu tố quan trọng định hướng cho các hoạt động của Nhà trường, góp phần hình thành trong cán bộ, nhà giáo, nhân viên, HSSV niềm tin, động lực và ý thức tự giác. Một số nội dung cần quan tâm trong xây dựng các chuẩn mực VHHĐ là: hoàn thiện hệ thống chuẩn mực VHHĐ cho các lĩnh vực và hoạt động của nhà trường; phổ biến các chuẩn mực đến tất cả cán bộ, nhà giáo, nhân viên, HSSV trong nhà trường; đánh giá việc thực hiện các chuẩn mực VHHĐ một cách thường xuyên; nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của cán bộ, nhà giáo, nhân viên HSSV vào các chuẩn mực VHHĐ để mỗi thành viên tự giác vươn tới chuẩn mực.

Giải pháp 3: Xây dựng Nhà trường thành tổ chức học tập

Xây dựng trường CĐDLHN thành tổ chức học tập là một tất yếu trong bối cảnh đổi mới và hội nhập hiện nay. Để trường CĐDLHN trở một thành tổ chức học tập giúp hình thành VHHĐ tích cực, quá trình xây dựng cần lưu ý những nội dung sau:

- Hình thành trong đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, HSSV Nhà trường quan niệm đúng đắn về tính hệ thống của Nhà trường, về phẩm chất và năng lực, về hoạt động dạy học…làm nền tảng cho suy nghĩ và hành động thống nhất trong Nhà trường;

-  Xây dựng hệ thống giá trị tương ứng để định hướng cho các hoạt động của mọi thành viên trong Nhà trường theo hướng chú trọng vào sự hợp tác, tôn trọng, sáng tạo và đổi mới;

- Xây dựng tầm nhìn chung thống nhất vừa phản ánh sự phát triển của Nhà trường vừa thể hiện cơ hội phát triển của mỗi cá nhân trong Nhà trường và chia sẻ tầm nhìn tới toàn bộ thành viên trong Nhà trường;

- Luôn coi trọng và tạo điều kiện cho sự phát triển chuyên môn của đội ngũ cán bộ, nhà giáo, nhân viên và phát triển phẩm chất, năng lực của HSSV; góp phần thúc đẩy quá trình tự học tập, tự bồi dưỡng không ngừng của mọi thành viên trong Trường;

- Xây dựng cơ cấu tổ chức Nhà trường chặt chẽ, trong đó các bộ phận/đơn vị phối hợp một cách hài hòa, chú trọng quan tâm đến hệ thống thông tin và phản hồi trong Nhà trường;

- Thường xuyên xem xét, đánh giá lại các quá trình, các hoạt động diễn ra trong trường để cải tiến liên tục đáp ứng yêu phát triển Nhà trường trong từng giai đoạn;

- Nỗ lực xây dựng ở mỗi đơn vị và trong toàn bộ nhà trường một bầu không khí cởi mở, tôn trọng, một tinh thần vì tập thể để hình thành văn hóa tổ chức tích cực, lành mạnh thúc đẩy hoạt động giao lưu, học hỏi và phát huy trí tuệ của mọi thành viên vì sự phát triển chung của đơn vị và cả Nhà trường.

Giải pháp 4: Chú trọng đổi mới công tác giáo dục văn hóa ứng xử cho HSSV

Việc định hướng cho HSSV lối sống, văn hóa, văn minh, nhân văn, mang đậm văn hóa truyền thống của dân tộc trong quá trình theo học ở nhà trường là đặc biệt quan trọng. Do đó, nhà trường cần tích cực tự đổi mới phương thức giáo dục văn hóa ứng xử cho HSSV một cách phù hợp. Nhà trường cần ưu tiên xây dựng môi trường học đường văn minh, thân thiện; tăng cường triển khai tập huấn cho HSSV những chuyên đề riêng về văn hóa ứng xử và giáo dục văn hóa ứng xử trước những thách thức trong bối cảnh đổi mới và hội nhập của du lịch Việt Nam hiện nay; đa dạng hóa các hình thức và hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử. Nhà trường cần nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục văn hóa ứng xử cho HSSV; xây dựng hệ thống nội quy, quy định của nhà trường về văn hóa ứng xử và hệ giá trị riêng của trường thích ứng với từng giai đoạn phát triển. Nhà trường cần tăng cường bồi dưỡng kiến thức và năng lực tập huấn về văn hóa ứng xử cho cán bộ quản lý HSSV; giáo viên chủ nhiệm và cán bộ đoàn trong nhà trường.

3. KẾT LUẬN

     VHHĐ là một khái niệm động, sẽ biến đổi khi những chuẩn mực, giá trị, niềm tin, hành vi ứng xử…đặc trưng của mỗi nhà trường thay đổi. VHHĐ vừa là một khái niệm cần quan tâm trong quản lý nhà trường vừa là một vấn đề thực tiễn hiện đang nhận được sự quan tâm trong cả xã hội hiện nay. Việc xây dựng VHHĐ cần thực hiện trong thời gian dài mới có thể đạt kết quả tốt. Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập của ngành du lịch hiện nay, trường CĐDLHN cần quan tâm xây dựng được VHHĐ lành mạnh, tích cực; góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường và xây dựng con người Việt Nam yêu nước, nhân ái, tình nghĩa, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo, có năng năng lực.

Tài liệu tham khảo

1. Thủ tướng chính phủ (2018). Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 – 2025”. Ban hành theo quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2018.

2. Phạm Minh Hạc (2009). Văn hóa học đường: Khái niệm và việc xây dựng thông qua giáo dục giá trị. Tạp chí nghiên cứu con người số 2 (41) 2009.

3. Bùi Minh Hiền - Nguyễn Vũ Bích Hiền cùng các cộng sự (2019). Quản lí và lãnh đạo nhà trường. NXB Đại học sư phạm.

4. Nguyễn Thị Lệ Thủy (2019). Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và vận dụng trong xây dựng văn hóa học đường cho sinh viên Học viện phụ nữ Việt Nam. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 10/2019.

5. Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội khóa XV (2022). Kỷ yếu Hội thảo giáo dục Việt Nam 2021 “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo”. NXB Giáo dục Việt Nam.

6. Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (2022). Chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội giai đoạn 2021 - 2026, tầm nhìn đến năm 2030. Quyết định số 579/QĐ-CĐDLHN ngày 30 tháng năm năm 2022.

 

                                 Bài viết: TS. Hoàng Văn Thái  - Khoa Ngoại ngữ Du lịch   

                                                           BBT nhận bài và sửa bài lần 1 ngày 9/12/2022

                                                                   nhận bài và sửa bài lần 2 ngày 19/12/2022

                                                                                          Duyệt bài đăng 23/12/2022

 

· Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội cho mục đích học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
· Một số kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội năm 2023
· Hội thảo nghiệm thu chương trình môn học Khoa Quản trị Lữ hành - Hướng dẫn
· Phát triển nguồn nhân lực ẩm thực của Hà Nội gắn với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay
· Nghiên cứu khám phá về cà phê từ nơi trồng đến đồ uống “hoàn hảo"
· Thúc đẩy hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề hướng dẫn du lịch
· Xây dựng văn hóa học đường trong thực hiện chiến lược phát triển Nhà trường đến năm 2026, tầm nhìn 2030
· Định hướng trong xây dựng và khai thác mạng lưới cựu học sinh, sinh viên tại Khoa Quản trị Lữ hành, Hướng dẫn
· Nhận diện nhân tố định hình thương hiệu điểm đến du lịch Việt Nam vươn tầm khu vực và quốc tế
· Xây dựng phương án tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
  xem tiếp...  
 
Trở lại
Tiếp tục

Giới thiệu

  • Giới thiệu chung
  • Quyết định thành lập
  • Quy chế tổ chức
  • Cơ cấu tổ chức
Xem tất cả

Đào tạo

  • Giới thiệu các hệ đào tạo
  • Quy chế đào tạo
  • Chương trình đào tạo
  • Lịch giảng dạy

Tuyển sinh

  • Thông tin tuyển sinh
  • Cao đẳng chính quy
  • Trung cấp chuyên nghiệp
  • Cao đẳng nghề chính quy
Xem tất cả

học sinh - sinh viên

  • Thông tin
  • Hoạt động
  • Việc làm sau tốt nghiệp
  • Việc làm thời vụ

quản lý nội bộ

  • Lịch công tác tuần
  • Văn phòng trực tuyến
  • Quản lý cán bộ công chức
  • Hòm thư
Xem tất cả

Trường cao đẳng du lịch hà nội

Địa chỉ : 236 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Số điện thoại: 0243 7562339; 0243 7560745; 0243 7540287

Copyright © 2014 Website Trường Cao Đẳng Du Lịch Hà Nội. All Rights Reserved.