Trong khi đó, từ đầu những năm 90 đến nay, khi thực hiện mở cửa trong lĩnh vực GD&ĐT, trường ta đã chủ động tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nhất là các nước phương Tây, các tổ chức quốc tế.... Các loại hình hợp tác cũng đa dạng hơn, không chỉ có hình thức Nghị định thư mà còn có cả Chương trình, dự án; các bên tham gia cũng ngày càng đa dạng gồm cả song phương và đa phương. Hơn nữa, phía Việt nam chúng ta đã dần chủ động hơn trong hợp tác.
Trong giai đoạn này, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã thực hiện được nhiều dự án lớn nhỏ, chúng ta cũng đã thiết lập quan hệ hợp tác với các trường, viện và các tổ chức quốc tế. Số lượt khách ra vào công tác ngày càng tăng.
Thông qua các Dự án và Chương trình hợp tác với đối tác nước ngoài, chúng ta đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu (tuy còn mỏng về số lượng và chưa đồng đều về chất lượng) có khả năng trở thành đối tác tin cậy của phía nước ngoài không chỉ trong đào tạo, mà còn cả trong tư vấn và nghiên cứu; bên cạnh đó, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý của ta cũng dần được nâng cao hơn cho phù hợp với yêu cầu mới. Không chỉ đào tạo cho trường, các chương trình hợp tác của ta còn giúp đào tạo nguồn cán bộ cho nhiều viện, trường, cơ quan khác ở Việt nam.
Nói một cách tổng quát, thành quả to lớn nhất mà chúng ta đạt được, kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa trong lĩnh vực GD&ĐT, là nâng cao vị thế và uy tín của trường cả trong và ngoài nước, cả thế và lực của ta đều mạnh hơn trước. Thông qua các chương trình hợp tác, chúng ta đã:
1. Tăng cường năng lực đội ngũ (thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý)
2. Xây dựng các chương trình đào tạo mới phù hợp với cơ chế kinh tế mới.
3. Nâng cao một bước năng lực vật chất của trường
4. Chúng ta cũng đã mở rộng phạm vi quan hệ hợp tác sang nhiều nước trên thế giới và với nhiều tổ chức quốc tế.́
PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỢP TÁC QUỐC TẾ
Phương hướng cơ bản nhất trong lĩnh vực HTQT từ nay đến 2010 là phấn đấu hội nhập thành công và toàn diện với các nước trong khu vực về đào tạo, NCKH, trao đổi chuyên gia và sinh viên; đồng thời từng bước hội nhập với các đối tác trình độ cao. Phương châm là thực hiện đa phương đối tác, đa dạng loại hình hợp tác, tranh thủ mọi nguồn lực.
Mục tiêu xuyên suốt thời kỳ này là tranh thủ tối đa, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài đi đôi với khai thác cao nhất tiềm năng, thế mạnh của trường nhằm đưa trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội trở thành trường được quốc tế công nhận.
Hà Nội, chiều ngày 12 tháng 4 năm 2025 – Với vai trò là đơn vị đồng tổ chức, chủ nhà, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã phối hợp cùng Liên chi hội Đào tạo Du lịch Việt Nam (VITEA) tổ chức thành công Hội nghị- Tọa đàm “Đào tạo thực hành đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay”. Sự kiện quan trọng này đã thu hút sự tham gia của 70 chuyên gia, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp du lịch và đại diện các cơ sở đào tạo trên cả nước và cơ quan báo chí, truyền thông.